Một trong những kỹ năng sinh tồn quan trọng là phải biết đối phó với các tình huống bị đe doạ. Bạn đã biết những điều mình cần làm khi gặp đe doạ đánh bom chưa? Chúng ta sẽ cùng ghé lớp Uranus để tìm hiểu về bài học Bomb safety cô Sarah Wu và thầy Đăng Quang nhé.
Trước khi học cách đối phó với bom, trước hết cô Sarah đã giới thiệu về bom và tác hại của chúng. Để dẫn chứng, chúng mình đã được xem đoạn tư liệu của đài BBC (Anh) về sức tàn phá của bom nguyên tử tại Hiroshima trong Thế Chiến II. Trong 45 giây, quả bom nguyên tử tên “Little boy” rơi xuống Hiroshima, chúng mình đã suýt không thể kìm được cảm xúc tiếc thương cho thành phố bị tàn phá đó. Chiến tranh quả là tàn khốc và sức công phá của bom thật đáng sợ! Cô Sarah đã nói rằng “In World War II, it affected in not just small but mass region, and we don’t want World War III” (Trong Thế Chiến II, nó (bom) đã ảnh hưởng không chỉ vùng nhỏ mà là cả một vùng rộng lớn, và chúng ta sẽ không muốn Thế Chiến III xảy ra đâu). Từ đó, chúng mình có ý thức hơn về việc giữ an toàn cho bản thân trong các trường hợp đe doạ đánh bom và đó cũng chính là bài học hôm nay.
Đe doạ đánh bom có thể là bằng lời nói hoặc thư từ đe doạ một vụ nổ có thể gây tổn thương tới người khác. Nếu chúng ta nhận lời đe doạ qua điện thoại thì cần làm các bước sau:
1/ Giữ liên lạc với kẻ đe doạ nhằm kéo dài thời gian thu thập thông tin
2/ Không cúp máy ngay cả khi kẻ đe doạ cúp trước
3/ Nếu có thể thì ra hiệu hoặc đưa tờ ghi chú cho những người gần nhất để cùng ghi nhận thông tin và báo cho lực lượng an ninh
4/ Ghi ra càng nhiều thông tin càng tốt (số điện thoại, từ ngữ, kiểu giọng,…) vì mọi thông tin chi tiết đề giúp cảnh sát tìm ra kẻ đe doạ và ngăn chặn vụ nổ
Trong trường hợp mình phát hiện ra vật khả nghi thì hãy báo cho lực lượng an ninh địa phương và tuyệt đối không chạm vào chúng. Nếu cảm thấy nguy hiểm thì chúng ta sẽ sơ tán. Bình thường khi gặp bom mình cần núp sau vật dày như bàn, tấm ván (Duck and cover) để tranh phóng xạ nếu lỡ đó là bom nguyên tử. Và còn nữa, sau khi biết các tips thì chúng mình đã có một bản checklist nho nhỏ gồm các câu hỏi chi tiết về vụ bom nổ có thể giúp ích cho lực lượng điều tra đó.
Nãy giờ lý thuyết khá nhiều rồi nên bây giờ là thời gian quan sát quy trình xử lý khi gặp đe doạ đánh bom nhỉ. Qua video, chúng mình có thể rút ra hai việc quan trọng là phải bình tĩnh trên hết và thu thập thông tin hết mức có thể.
Sau đó cô Sarah đã chia lớp thành năm nhóm để cùng nhau tham gia một hoạt động hết sức hữu quan đó là diễn kịch. Sau khi nhận các kịch bản khác nhau, chúng mình đã lên kịch bản chi tiết và phân vai diễn để tạo nên những cách xử lý tình huống thông minh.
Vừa lắng nghe cô ra đề, vừa lo lắng không biết phải trình bày thế nào.
Sau đây là phần xử lý tình huống của các nhóm
Kịch bản 1: Đang làm việc thì nhận một cuộc gọi đe doạ đánh bom trong khuôn viên công ty. Nhóm 1 đã vô cùng khéo léo làm theo trình tự xử lý vừa học và đặt mục tiêu thu thập thông tin lên hàng đầu đấy.
Kịch bản 2: Gặp một người khà nghi quanh quẩn bức tượng và sau đó ném túi bom vào bức tượng. Nhóm 2 đã xử lý theo cách báo cho cảnh sát và bắt kẻ đã ném bom.
Kịch bản 3: Đi dạo và gặp báo động bom sẽ nổ trong 10 phút. Nhóm 3 đã xử lý bằng cách đồng loạt tìm chỗ ẩn mình tránh bị thương đến muawsc tối đa.
Kịch bản 4: Học trong thư viện, khi duỗi chân thì đụng trúng trái bom dưới chân. Nhóm 4 đã báo cho lực lượng địa phương để cùng tìm cách xử lý.
Kịch bản 5: Phát hiện ra túi đồ khả nghi trong góc cửa hàng. Các bạn nhóm 5 đã giải quyết hết sức “táo bạo” khi quăng hẳn túi vào sọt rác. Nhưng cô Sarah đã giải thích rằng trong thực tế chúng ta sẽ không được phép đụng vào vật thể như vậy vì điều đó có thể kích nổ trái bom bên trong không chừng.
Vậy là tiết học của chúng mình đã kết thúc rồi đấy. Chắc chắn bài học này sẽ rất có ích cho chúng ta khi gặp phải những tình huống bị đe doạ bom như vậy trong tương lai phải không nè?