Thủ công & Nghệ thuật: Mặt nạ của người Châu Phi

Một trong những điểm nổi bật trong văn hóa Châu Phi là việc sử dụng mặt nạ trong các buổi lễ hoặc nghi thức. Truyền thống này đã được người dân Châu Phi truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những chiếc mặt nạ tượng trưng cho linh hồn của tổ tiên, các loài động vật hay các vị anh hùng.

Người Châu Phi cho rằng, nếu bạn đeo một chiếc mặt nạ tượng trưng cho linh hồn của một loài động vật, bạn có thể nói chuyện được với chúng hoặc đuổi những con thú dữ ra khỏi làng. Bên cạnh đó, chiếc mặt nạ được tin là giúp mùa màng bội thu.

Hình ảnh một chiếc mặt nạ đạm chất Châu Phi.

Mỗi chiếc mặt nạ có chất liệu, mang hình khối và màu sắc khác nhau. Hơn nữa, ý nghĩa của nó càng thôi thúc cô Emily và cô Ngọc Châu đem chiếc mặt nạ vào bài học Thủ công và Nghệ thuật của lớp SF1-23 ngày hôm nay.

Trước tiên, cô giới thiệu cho các bạn về ý nghĩa của những chiếc mặt nạ. Tiếp theo là những vật liệu cần thiết để tạo ra chúng.

Có bạn nào biết lông vũ (feather) được lấy từ các loài động vật nào không?

Với câu hỏi trên, có nhiều bạn đưa ra đáp án đúng, như là: birds, chickens, geese, eagle,… nhưng cũng có bạn đưa ra đáp án vô cùng dễ thương: panda – gấu trúc! (lông của panda không có to và dài như vậy đâu các bạn nhé!)

Tiếp đến, các bạn nhìn hình và kể cho cô nghe xem trên mặt nạ có những hình khối gì nè?

Đơn giản quá phải không nào? Các bạn nhỏ lần lượt tuôn ra một loạt các hình khối mà mình đã học từ mẫu giáo: circle, triangle, rectangle, square, diamond,…

Cô có cái mặt nạ này nhé, các bạn kể hình nào, cô sẽ vẽ lên mặt nạ hình đó!
Mấy bạn liệt kê từ từ thôi, cô vẽ không kịp đâu.

Lát nữa thôi, mỗi bạn sẽ được phát một chiếc mặt nạ trắng làm từ đĩa giấy để các bạn có thể tự tạo ra chiếc mặt nạ của riêng mình. Những gì cô Emily đang làm cũng là các bước mà chúng ta sẽ làm theo, nên cả lớp chú ý theo dõi nhé!

Cô tới gần hơn để một số bạn ngồi xa có thể nhìn thấy rõ.

Trang trí mặt nạ bằng các hình vẽ xong, chúng ta sẽ tiến hành tô màu. Các bạn lại được ôn tập lại các từ vựng về màu sắc nè. Có ai kể được trên 8 màu mà mình đã học không nhỉ?

Tụi con thích màu gì, nói cô nghe, cô sẽ tô lên màu đó!
Để hoàn thành, chúng ta sẽ gắn thêm feather nè….
… và gắn thêm một cái que bên dưới để cầm nữa chứ!

Giờ thì đến lượt cả lớp trổ tài cho cô xem nhé!

Các bạn “manh động” quá, cô mới vừa phát ra thôi… hihi…
Các bạn tính dọa cô đấy hả?

Hành động thôi nào, vẽ hình trước nhé!

Đang tập trung thiết kế…
Đẹp ghê! mình phục mình quá đi mất!
Đến phần “quậy” màu rồi, hẳn là các bạn nhỏ rất thích đây!
Ai cũng chăm chút cho tác phẩm của mình.
Mỗi bạn sẽ được chọn 2 cái lông vũ để dán lên mặt nạ của mình.
Cuối cùng, gắn một cái que vào nữa là xong!
Cả lớp bỗng trở nên nhộn nhịp như có hội vậy!
“Ta là chiến binh mạnh nhất của bộ tốc đây, hây yaaaa!!!”
“Cả làng” kéo nhau ra chụp hình nhưng cuối cùng không nhận ra ai cả!

Trước khi lớp học kết thúc, cô Emily cho cả lớp xem một đoạn video về nghi thức của người dân Châu Phi. Trong đó, họ cũng đeo mặt nạ và nhảy điệu nhảy truyền thống của mình.

“Mình đã có mặt nạ rồi, nhưng cái điệu này thì khó nhảy quá,! Haizzz…”

Các bạ nnhor đã sẵn sàng kể cho ba mẹ nghe những gì mình học được ngày hôm nay chưa? Và các bạn sẽ đặt chiếc mặt nạ đặc biệt này ở vị trí nào trong phòng nè?

Kỹ năng sinh tồn: Bảo vệ bản thân khỏi sự xâm hại & Kỹ năng sử dụng máy tính

Từ đầu năm 2017 đến thời điểm hiện tại, “xâm hại trẻ em” là chủ đề được các bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất. Tháng 05 vừa qua, trung tâm SEAMEO RETRAC đã tổ chức một diễn đàn liên quan đến vấn đề này. Nhưng bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh để bảo vệ cho các bạn nhỏ mãi được. Quan trọng và hiệu quả nhất vẫn là các bạn ý thức được và tự bảo vệ chính bản thân mình. Đó là lý do mà bài học về bảo vệ bản thân khỏi sự xâm hại được đưa vào chương trình học năm nay.

Đây cũng là một vấn đề khá nhạy cảm, nên khi truyền đạt đến các bạn lớp SF2-20, cô Susan phải chọn cách gần gũi và dễ thương để giúp các bạn hiểu và tiếp thu vấn đề một các tốt nhất.

Để bắt đầu bài học một cách tự nhiên nhất, cô Susan đã chọn một bài hát cực kỳ dễ thương về các chú khủng long con mặc pants (quần chip) và cách mà các chú ấy phản ứng khi người lạ đề cập đến vấn đề nhạy cảm.

Các bạn được xem video bài hát về các chú khủng long vui nhộn mặc quần chip.
Các bạn cảm thấy mấy chú khủng long kia rất ngộ nhé!

Ngay sau đó, mỗi bạn được phát một bản thông tin chính của bài học hôm nay (bố mẹ cũng nên đọc những thông tin trên đó nữa).

Các bạn nam cũng đừng nên chủ quan nhé!

Nội dung bài học chỉ gói gọn trong từ PANTS. Mỗi chữ cái trong từ này sẽ là một nguyên tắc các bạn phải nhớ để bảo vệ bản thân mình trươc nạn xâm hại trẻ em.

Cô Susan giải thích từng nguyên tắc sau mỗi chữ cái.

P – Privates are private (Những gì riêng tư thì không ai được động vào).

A – Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ rằng cơ thể này là của mình)

N – No means no (Không là không!)

T – Talk about secrets that upset you (Hãy mạnh dạn nói ra những điều làm mình buồn, dù có khó thổ lộ đi chăng nữa)

S – Speak up, someone can help. (Hãy nói ra, chắc chắn sẽ có người giúp bạn)

Cô cũng đưa ra một vài tình huống để xem cách phản ứng của các bạn như thế nào.

Cuối cùng, cô yêu cầu các bạn liệt kê lại 5 nguyên tắc  mà các bạn vừa học ra một tờ giấy để kiểm tra mức độ hiểu bài, các bạn cũng có thể trang trí tờ giấy của mình bằng cách vẽ thêm một vài cái quần chip và tô màu nữa, vui nhé!

Cô làm mẫu nè!
Giờ tới lượt các bạn nè! Lỡ đâu có quên hay viết sai chính tả cũng đã có cô Thủy “ứng cứu”.

Về nhà, các bạn hãy cùng chia sẻ tài liệu mà cô giáo đã phát ở lớp và kể cho bố mẹ về “5 nguyên tắc quần chip” mà mình đã được học nhé!

Ở phần 2 của môn này, các bạn được di chuyển sang phòng lab để học thêm một kỹ năng không thể thiếu đối với các bạn nhỏ thời hiện đại – kỹ năng sử dụng máy vi tính.

Yay yay…. Đi thôi nào!
Nhìn các bạn cứ như là đi tàu lượn í, phấn khích chưa kìa!

Ở phạm vi bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau học cách sử dụng Microsoft Powerpoint và rèn luyện thêm việc sử dụng chuột và bàn phím nhé! Cô chọn Power Point để hướng dẫn cho các bạn là vì đây sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bạn trong khi thuyết trình về một vấn đề nào đó. Với những kỹ năng cơ bản về Power Point, các bạn nhỏ có thể  trình chiếu hình ảnh để minh họa, giúp cho bài thuyết trình của mình thêm sinh động, thú vị hơn.

Cả lớp bắt đầu bằng việc chọn nền và tìm chỗ để gõ chữ vào.
Tiếp đến là chèn hình ảnh.

Có nhiều bạn đã làm quen với máy tính rồi, nhưng chắc hẳn việc sử dụng máy tính để hỗ trợ cho việc học của mình vẫn còn chưa thạo lắm. Các bạn cứ sử dụng quyền trợ giúp “gọi cô” mãi, làm cho 2 cô xoay chóng cả mặt.

Cô ơi… Help!!!
“Cho mình xem ké với!”

 

 

Có 2 trường phái không sử dụng quyền trợ giúp “gọi cô”. Một trong số đó là tự mày mò…
“OK, em ổn!” (Ngầu quá)
Chỉ là học máy tính thôi mà, có cần phải vui như vậy không? Thật ganh tị quá đi mất!

Vậy là ngày hôm nay, lớp SF2-20 đã được truyền đạt những kỹ năng quan trọng để bảo vệ bản thân cũng như hội  nhập với thời đại. Các bạn nhỏ cố gắng rèn luyện và phát huy những kỹ năng đó nhé!

 

Khoa học: Tim và mạch trên cơ thể người

Trái tim là một bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thẻ người. Cùng với các bộ phận khác, tim bơm máu đi nuôi cơ thể và giúp cơ thể chúng ta sống và hoạt động tốt.

Nhằm giúp các bạn nhỏ hiểu rõ hơn về trái tim nằm trong chính cơ thể mình, cô Vanessa và cô Kim Dung đã chuẩn bị bài học rất cẩn thận dành cho lớp SF1-24.

Các bạn đã làm nóng bầu không khí lớp học sáng sớm bằng màn “tập thể dục” cực kỳ sôi động với một số động tác yoga thăng bằng và những động tác nhảy dưới nhạc nền “Chicken dance” và “Go bananas”. Lớp học trở nên sôi nổi đến mức cả lớp còn “khủng bố” hai cô bằng cách đồng thanh hô to: “One more! One more!!!”

Khởi động nhẹ nhàng…
…và dần trở nên sôi động hơn.

Khi màn vận động buổi  sáng kết thúc, các bạn nhỏ ai cũng thở nhanh hơn. Chính lúc này đây, cô Vanessa đã “mách” rằng, các bạn có thể cảm nhận tim mình đang đập mạnh. Các bạn có thấy thế không nào? Và bài học bắt đầu…

Cả lớp được giảng về những thông tin cơ bản về trái tim…

“Kích thước của trái tim (heart) sẽ tương đương với nắm tay của mỗi người. Điều đó có nghĩa là, dù to cao hay nhỏ bé, chỉ cần giơ nắm tay ra, nó sẽ gần bằng kích cỡ của trái tim…”
Tim có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể thông qua các mạch máu. Và độ dài của tất cả các mạch máu lớn bé trong cơ thể nối lại đủ để quấn 2 vòng quanh Trái Đất cơ đấy!

Khi mô tả đến cấu tạo của tim cho các bạn ở cấp độ 1, cô Vanessa đã dùng hình ảnh một ngôi nhà để các bạn dễ tưởng tượng hơn.

Tim có 4 ngăn cũng như ngôi nhà có 4 phòng, nhưng thay vì dùng từ “room”, chúng ta sẽ dùng từ “chamber” khi nói về tim nhé!

Nếu bổ đôi trái tim theo chiều dọc, các bạn nhỏ có thể phân biệt dễ dàng left (bên trái) và right (bên phải) đúng không nào? Cô cung cấp thêm cho cả lớp 2 từ mới, đó là altrium (tâm nhĩ) – ở phía trên, và vetricle (tâm thất) – ở phía dưới. Vậy là đã có đủ 4 ngăn rồi nhỉ!

Sau khi chỉnh sửa phát âm các từ trên cho cả lớp, cô mời  một số bạn lên viết lại các từ này để chắn chắn rằng các bạn nhớ và viết đúng chính tả.

Phía trên, bên trái nên đây sẽ là vị trí của left altrium!

Có vẻ như nhiêu đây không làm khó được các bạn nhỏ của chúng ta nhỉ! Tuy nhiên, kiến thức của ngày hôm nay chỉ dừng lại ở đây thôi, quan trọng là các bạn về nhà phải ôn tập để làm sao đến tuần sau, hoặc thậm chí khi khóa học kết thúc, các bạn vẫn nhớ được những từ này là thành công rồi. Khóa học này có tên là Summer Fun, nghĩa là các bạn sẽ được vừa học vừa chơi, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và vui vẻ, đúng không nào?

Các bạn ở dưới sẽ tự điền tên của các ngăn tim còn lại nhé!
Cô kiểm tra và giúp sửa lỗi chính tả.

Phần cuối cùng, cũng là phần thú vị nhất của giờ học hôm nay, các bạn sẽ được lắng nghe “tiếng gọi của con tim” đấy nhé!

Stethoscope – vật bất ly thân của các bác sĩ, dùng để nghe nhịp tim và mạch đập.
Cả lớp hãy trật tự xếp hàng nào!

Mỗi bạn đều có cơ hội vừa trở thành bệnh nhân, vừa trở thành bác sĩ nên cả lớp phải giữ trật tự thì chúng ta mới nghe được rõ nhé!

“Để xem có bệnh không…”
“Mình khỏe lắm bác sĩ ạ!”
“Không được, khỏe cũng phải khám, nếu không bác sĩ mất việc sao!!!”
Không biết trong tim bệnh nhân có âm thanh gì vui mà bác sĩ nghe xong lại hớn hở đến vậy nhỉ?

Có bạn nào học xong bài này lại quyết tâm trở thành bác sĩ không nè?

 

Kể chuyện: The boy who cried wolf (Cậu bé nói dối)

Những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích ngày nay không còn là niềm yêu thích của các bạn thiếu nhi nữa, thay vào đó là các trò chơi đầy màu sắc trên máy tính và iPad. Các bạn nhỏ đâu biết rằng nếu biết cách khai thác và tiếp thu một câu chuyện một cách đúng đắn, những gì các bạn thu lại được sẽ nhiều hơn cả những con chữ trong câu chuyện đó.

Trong giờ học kể chuyện hôm nay, các bạn lớp SF2-19 đã trải qua những giây phút học tập vô cùng bổ ích và thú vị cùng các cô Jessica, Jodie và cô Thủy Tiên qua câu chuyện ngụ ngôn của Hy Lạp – “The boy who cried wolf”.

Cả lớp được xem qua phiên bản hoạt hình của câu chuyện trước để nắm được nội dung. Nói vậy thôi chứ câu chuyện này đã quá quen thuộc với các bạn nhỏ Việt Nam dưới cái tên “Cậu bé nói dối” rồi! Thế nhưng, bản tiếng Anh sẽ có gì khác?

Xem hoạt hình chưa bao giờ làm cho các bạn chán cả!

Tiếp theo, mỗi bạn sẽ được phát một tờ giấy bài tập, bao gồm các nội dung chính của bài học hôm nay.

“Để xem mình phải làm những gì nào…”

Cô Jessia giảng cho cả lớp về những thuật ngữ cơ bản thường dùng khi phân tích một câu chuyện, như là: setting, characters, plottheme. Nhiệm vụ của các bạn là sẽ phân tích câu chuyện bắng cách xác định setting, characters, plot và theme.

Ghi chú lại từ vựng nè!
Cô Jessica hướng dẫn các bạn làm bài tập.
“Tụi con hoàn thành rồi cô ơi!”

Phần thú vị nhất của môn học có lẽ là thực hành. Cả lớp chia thành 3 nhóm do 3 cô hướng dẫn. Các bạn đóng vai các nhân vật trong câu chuyện và biến nó thành một vở kịch nhỏ. Để làm được điều đó, mỗi bạn cần nhớ những câu thoại của từng nhận vật.

Bạn nào sẽ đóng vai chính đây???
Những chú cừu ngoan ngoãn…
Dân làng: “Đâu, đâu? Sói đâu?”
“Cậu có biết chúng tôi có rất nhiều việc phải làm không???” Một người dân bị cậu bé lừa tức giận nói…
Ôi, sói này thì cừu nào mà sợ nhỉ?

Tập dượt được một lúc rồi, các nhóm đã sẵn sàng biểu diễn chưa?

Lúc tập tuy có vấp váp nhưng đến khi diễn thật cũng êm đẹp…
…và nghiêm túc nữa chứ!

Hoàn thành vở kịch trọn vẹn, các bạn đều rất vui. Các nhóm ra chào khán giả nào!

 

Chỉ trong gần 2 giờ đồng hồ, các bạn lớp SF2-19 đã tiếp thu được khá nhiều kiến thức rồi. Không những thế, các bạn còn được luyện tập với câu chuyện mình vừa học nữa chứ. Điều này không chỉ giúp các bạn tự tin hơn khi đứng trước nhiều người, rèn luyện khả năng nói trôi chảy, mạch lạc hơn, mà còn giúp các bạn ghi nhớ lâu hơn và thêm yêu thích đối với bộ môn này nữa.

Hẹn gặp lại các bạn nhỏ trong môn học khác nhé!

Âm nhạc: Vũ điệu Châu Phi

Với mục tiêu giúp các bạn nhỏ của chương trình Summer Fun 2017 trở thành “công dân toàn cầu”, các môn học luôn hướng đến việc tìm hiểu nền văn hóa đa dạng của các quốc gia trên thế giới. Trong giờ âm nhạc của cô Samantha và cô Thiên Duyên ngày hôm nay, các bạn nhỏ lớp SF1-22 đã có dịp tiếp cận với giai điệu của Châu Phi hoang dã.

Mới sáng sớm, sợ các bạn vẫn còn buồn ngủ nên cô đã bật một bài hát vô cùng dễ thương để các bạn vừa nghe vừa vỗ tay theo nhằm thu hút sự chú ý vào bài học.

Nhưng trước hết, các bạn cần phải biết Châu Phi nằm ở đâu đã. Cô Samantha đặt câu hỏi để xem có ai biết Châu Phi ở đâu không, đáng tiếc là chưa bạn nào trả lời được. Ấy vậy mà khi nhắc đến bộ phim hoạt hình nổi tiếng Madagasca – thuộc Châu Phi, là các bạn giơ tay rào rào…

Xăn tay áo lên chỉ Châu Phi cho cô nè!

Không những thế, chúng ta cũng cần hiểu đôi nét về Châu Phi nữa chứ! Các bạn được xem một video clip giới thiệu về cảnh quan nơi này. Bạn nào đã từng xem Madagasca chắc hẳn không còn xa lạ gì nữa.

Các loại hình nghệ thuật từ “lục địa đen” được xem là đa văn hóa và vô cùng năng động. Hôm nay, các bạn nhỏ sẽ vừa được vận động, vừa học cách cảm thục âm nhạc thông qua một vài động tác nhảy cơ bản đặc trưng của người dân nơi đây.

Trước tiên phải khởi động đã!

Điệu nhảy mà các bạn được học ngày hôm nay có tên vô cùng dễ thương – “Điệu nhảy đồng hồ”. Cô Samantha gọi như vậy cho các bạn dễ nhớ, vì khi thực hiện các động tác, chúng ta sẽ phải tưởng tượng ra có một cái đồng hồ dưới chân. Lúc đó, từ tâm của đồng hồ, các bạn sẽ di chuyển lên trước, về sau, hay sang phải, sang trái…

Lùi về sau, hướng 6 giờ nào!
Có mấy bạn nam lắc hông còn điệu nghệ hơn các bạn nữ nữa ấy chứ! Học hỏi các bạn ấy nhé!
Phút giải lao… Nằm ra sàn luôn!
Một chút ngẫu hứng…
Mình cũng có skill của mình nhé!

Sau khi nghỉ giảo lao xong, “hiệp 2” bắt đầu…

Một bạn nữ khi nãy còn “chưa tỉnh mộng” thì bây giờ đã bị cuốn vào, ôm cả gối lên nhảy. Không những thế, còn lên… “cầm đầu” nữa!!!

Sau buổi học hôm nay, các bạn nhỏ lớp SF1-22 không những được khám phá về Châu Phi, cảm nhận được nhịp điệu của âm nhạc, mà còn phản xạ nhanh hơn khi gặp các từ chỉ phương hướng. Mong là trong các bài học sau, các bạn tiếp tục nhiệt tình học tập như thế nhé!

“Bài nữa đi cô ơi!!!”