Kỹ năng sinh tồn: Thư gửi Trái Đất
Kể từ khi nền văn minh nhân loại xuất hiện cách đây hàng nghìn năm, con người đã thay đổi bề mặt Trái Đất rất nhiều. Những thay đổi đó giúp cuộc sống trở nên tiện lợi và hiện đại hơn, nhưng hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ sau này… Chúng ta không tồn tại một mình, mà tồn tại cùng với thiên nhiên, và nhờ vào thiên nhiên. Chính vì vậy, trong bài học sinh tồn tuần này, cô Susan và cô Thanh Thủy đã đưa ra một chủ đề mà tất cả các bạn cần phải biết – “Thư gửi Trái Đất”.
Bài học được bắt đầu bằng những câu hỏi về những nơi các bạn nhỏ đã đặt chân đến, những phong cảnh mà các bạn yêu thích.
Mẹ thiên nhiên đã tạo ra cho mọi người những phong cảnh đẹp như thế, nhưng con người đã dần phá hủy thiên nhiên… Cả lớp SF1-24 được cô cho xem một đoạn video về những thay đổi của Trái Đất từ khi mới hình thành và hiện tại. Đây là những hình ảnh tua nhanh giúp các bạn nhìn rõ hơn Trái Đất thân yêu của chúng ta phải hứng chịu sự tàn phá của con người như thế nào.
Vậy, chúng ta sẽ làm gì để giúp Trái Đất đây? Trên thế giới có rất nhiều bạn nhỏ, mỗi bạn một hành động nhỏ sẽ có tác động lớn, giúp Trái Đất thay đổi theo chiều hương tích cực hơn.
Bài học viết theo chủ đề được “âm thầm” lồng ghép, giúp các bạn nhỏ dần là quen với cách viết tiếng Anh mà không cảm thấy bị “ngán”.
Chúng ta hãy cũng xem qua vài dòng tâm sự của các bạn nhỏ đến Trái Đất nhé!
Các bạn nhỏ hãy cùng nhau chung tay bảo vệ Trái Đất đúng như những gì đã viết trong thư nhé, nếu không, bạn Trái Đất sẽ buồn lắm đấy!
Khoa học: Lực ma sát (Gallery)
Hoạt động ngoại khóa tuần 4 – Hội chợ khoa học (Gallery)
Khoa học: Lực ma sát
Đối với các bạn nhỏ, những hiện tượng trong tự nhiên luôn là một điều gì đó rất thần kỳ. Vì vậy đối với các bạn cấp độ 1 của chương trình Summer Fun, môn khoa học luôn gây được sự thu hút mãnh liệt.
Trong bài học môn khoa học tuần này, lớp SF1-22 đã được tìm hiểu về khái niệm “lực ma sát”. Đây là một khái niệm vẫn còn xa lạ và khá trườu tượng, nhưng hãy xem cô Vanessa và cô Mai Huyền đã dùng những “chiêu” gì để giúp các bạn hiểu được nhé!
Bằng một hành động cụ thể , cô Vanessa đã “kéo” một khái niệm từ xa lạ thành gần gũi đối với cả lớp. Lực ma sát đơn giản là cản trở di chuyển hoặc làm cho chúng ta, hoặc một vật nào đó khó trượt ngã hơn hôi à.
Cô Mai Huyền mô phỏng thêm một ví dụ nữa để giúp cả lớp hiểu rõ hơn:
Như vậy, ở bên phía mặt phẳng có trải khăn, lực ma sát lớn hơn nè, vì lực đó cản trở chiếc xe chuyển động.
Khi đã hiểu được lực ma sát là gì, các bạn được thực hiện một thí nghiệm khác và giải thích vai trò của lực ma sát trong thí nghiệm này.
Cuối bài, cả lớp được tóm tắt lại những từ vựng mà các cô đã sử dụng trong suốt quá trình giảng bài. Cô cũng đặt những câu hỏi để các bạn trả lời, ôn lại những gì vừa học được.
Mỗi bạn còn được phát một tờ bài tập về nhà, bao gồm các tình huống liên quan đến lực ma sát mà chúng ta đã học hôm nay. Cùng với bố mẹ, các bạn nhỏ hãy thử giải thích các hiện tượng, hoặc dự đoán kết quả cho mỗi tình huống nhé!
Thủ công & Nghệ thuật: Gậy cầu mưa (Gallery)
Thủ công & Nghệ thuật: Gậy cầu mưa (Úc)
Úc được biết đến là lục địa nhỏ nhất nhưng lại nằm trong top 6 các quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Vì trải dài trên diện tích rộng nên nước Úc có khí hậu và phong cảnh vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, những vùng đất hoang mạc hay bán hoang mạc khô cằn, hẻo lánh (còn gọi là outback) lại phổ biến hơn cả. Chính vì vậy, người dân bản địa Úc đã sáng tạo ra rainstick – gậy cầu mưa với hy vọng âm thanh phát ra từ vật này sẽ mang mưa về cho vùng đất của họ.
Ban đầu, gậy cầu mưa được tại ra từ vỏ những cây xương rồng khô – một “đặc sản” ở những vùng hoang mạc nước Úc. Về sau, người dân bản địa nơi đây đã sử dụng nguyên liệu khác như gỗ để thay thế, đồng thời, vẽ lên đó những hình ảnh, họa tiết đẹp mắt để trang trí.
Bên trong thường được bỏ sỏi vào và bịt 2 đầu lại, khi nghiêng gậy thì sỏi từ đầu này chạy sang đầu kia của gậy. Trong quá trình di chuyển, chúng va vào nhau, va vào thành ống, tạo ra âm thanh giống hệt như tiếng mưa rơi.
Bây giờ, cả lớp hãy cùng nhau bắt tay vào làm thử gậy cầu mưa nào!
Cả lớp được chia thành 4 nhóm. Mỗi ngày, các bạn đều được các thầy, cô giáo chia nhóm theo một cách khác nhau để các bạn có cơ hội tiếp xúc, làm việc nhóm với các bạn khác nhau, giúp hiểu rõ nhau hơn.
Dù các bạn có thể tự làm riêng lẻ nhưng tại Trung tâm SEAMEO RETRAC, trong tất cả các môn học, các bạn được khuyến khích làm việc theo nhóm để mỗi bạn học được cách chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
Cô cũng ôn lại những từ vựng trong phần đầu của buổi học trước khi các bạn háo hức đem sản phẩm về khoe với bố mẹ.
Kể chuyện: Jack và cây đậu thần (Gallery)
Kể chuyện: Jack và cây đậu thần
Trong bài học môn Kể chuyện tuần trước, các bạn đã được tìm hiểu về thể loại fable (ngụ ngôn) qua câu chuyện “The boy who cried wolf”. Tuần này, với chủ đề “Never lose your imagination” (Đừng bao giờ đánh mất trí tưởng tượng), chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thể loại fairy tale (thần thoại / cổ tích) qua câu chuyện “Jack and the Beanstalk” (Jack và cây đậu thần) của nước Anh.
Trong truyện ngụ ngôn, chúng ta thường nghe kể về chuyện của một người hay một vật rồi lấy đó làm bài học cho mình. Còn truyện cổ tích thì có phần hư cấu, nhưng nó lại có sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với các bạn nhỏ.
Truyện cổ tích tồn tại những nhận vật, những phép màu mà các bạn chưa bao giờ được chứng kiến. Vì vậy, khi nghe kể chuyện, mỗi bạn sẽ “vẽ” ra hình tượng các nhân vật, bối cảnh khác nhau trong trí tưởng tượng của mình. Từ đó, kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng phát triển.
Thông thường, những yếu tố của một câu chuyện bao gồm: setting (nơi diễn ra sự việc), characters (các nhân vật trong câu chuyện), plot (cốt truyện / diễn biến sự việc) và solution (giải pháp).
Sau khi nghe kể chuyện xong, mỗi bạn sẽ được phát một bản của câu chuyện. Cả lớp được chia ra thành nhiều nhóm (4-5 bạn). Nhiệm vụ của các bạn là dựa trên những phân tích thuật ngữ của cô Jessica, tìm ra các yếu tố đó trong câu chuyện “Jack và cây đậu thần”.
Mức độ phức tạp của câu chuyện này so với những tuần đầu của khóa học có tăng lên một chút xíu. Hơn nữa, đây lại là một câu chuyện từ nước Anh, mà người Anh thì nổi tiếng về cách sử dụng từ ngữ vô cùng chính xác nhưng cũng không kém phần hoa mỹ. Đọc những tác phẩm văn học của Anh, mà gần gũi nhất là những câu chuyện như các bạn chường trình Summer Fun đang học đây, là cách tốt nhất để các bạn cảm thụ được ngôn ngữ một cách tự nhiên nhưng cũng không kém phần thú vị.
Sau giai đoạn luyện não, cô Jessica giúp các bạn phân tích lại và sửa chữa cho những nhóm chưa chính xác.
Để thay đổi không khí, cả lớp được tham gia một trò chơi nhỏ kiêm hoạt động ôn tập từ vựng trong câu chuyện vừa rồi. Trò chơi “Charades” – một bạn sẽ mô tả một từ bất kỳ qua hành động, các bạn còn lại sẽ đoán xem từ đó là gì.
Học kể chuyện mà chỉ ngồi một chỗ và nghe thì rất nhàm chán, vì vậy, cô Jessica luôn cố gắng thay đổi, đa dạng hóa các hoạt động trong giờ học để các bạn luôn cảm thấy mới mẻ. Qua đó, giúp các bạn tiếp thu tốt hơn.
Bây giờ, chúng ta cùng nhau “thử giọng” một chút nhé! Hoạt động này vào cuối giờ giúp các bạn luyện tập ngữ âm. Mỗi bạn có thể sáng tạo ra phong cách của riêng mình bằng cách thay đổi tông, giọng một cách khác nhau, thể hiện một thần thái khác nhau để câu chuyện trở nên thú vị hơn.
Ngoài giờ học ở lớp, các bạn có thể tìm đọc thêm một số câu chuyện tiếng Anh khác để luyện tập khả năng đọc hiểu và tích lũy từ vựng, cũng “bỏ túi” thêm vài câu chuyện để kể cho em nhỏ nữa chứ.