Những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích ngày nay không còn là niềm yêu thích của các bạn thiếu nhi nữa, thay vào đó là các trò chơi đầy màu sắc trên máy tính và iPad. Các bạn nhỏ đâu biết rằng nếu biết cách khai thác và tiếp thu một câu chuyện một cách đúng đắn, những gì các bạn thu lại được sẽ nhiều hơn cả những con chữ trong câu chuyện đó.
Trong giờ học kể chuyện hôm nay, các bạn lớp SF2-19 đã trải qua những giây phút học tập vô cùng bổ ích và thú vị cùng các cô Jessica, Jodie và cô Thủy Tiên qua câu chuyện ngụ ngôn của Hy Lạp – “The boy who cried wolf”.
Cả lớp được xem qua phiên bản hoạt hình của câu chuyện trước để nắm được nội dung. Nói vậy thôi chứ câu chuyện này đã quá quen thuộc với các bạn nhỏ Việt Nam dưới cái tên “Cậu bé nói dối” rồi! Thế nhưng, bản tiếng Anh sẽ có gì khác?
Tiếp theo, mỗi bạn sẽ được phát một tờ giấy bài tập, bao gồm các nội dung chính của bài học hôm nay.
Cô Jessia giảng cho cả lớp về những thuật ngữ cơ bản thường dùng khi phân tích một câu chuyện, như là: setting, characters, plot và theme. Nhiệm vụ của các bạn là sẽ phân tích câu chuyện bắng cách xác định setting, characters, plot và theme.
Phần thú vị nhất của môn học có lẽ là thực hành. Cả lớp chia thành 3 nhóm do 3 cô hướng dẫn. Các bạn đóng vai các nhân vật trong câu chuyện và biến nó thành một vở kịch nhỏ. Để làm được điều đó, mỗi bạn cần nhớ những câu thoại của từng nhận vật.
Tập dượt được một lúc rồi, các nhóm đã sẵn sàng biểu diễn chưa?
Hoàn thành vở kịch trọn vẹn, các bạn đều rất vui. Các nhóm ra chào khán giả nào!
Chỉ trong gần 2 giờ đồng hồ, các bạn lớp SF2-19 đã tiếp thu được khá nhiều kiến thức rồi. Không những thế, các bạn còn được luyện tập với câu chuyện mình vừa học nữa chứ. Điều này không chỉ giúp các bạn tự tin hơn khi đứng trước nhiều người, rèn luyện khả năng nói trôi chảy, mạch lạc hơn, mà còn giúp các bạn ghi nhớ lâu hơn và thêm yêu thích đối với bộ môn này nữa.
Hẹn gặp lại các bạn nhỏ trong môn học khác nhé!