Kể chuyện: Sáng tác truyện

Xuyên suốt quá trình học môn kể chuyện, các bạn tham gia chương trình Summer Fun năm 2017 không những được tiếp xúc với các thể loại truyện khác nhau qua các hình thức (đọc hoặc nghe-nhìn), học thêm nhiều từ vựng mới, đóng vai các nhân vật trong truyện (cấp độ 1), phân tích cấu trúc câu truyện (cấp độ 2) mà còn ứng dụng các từ vựng, những điểm ngữ pháp đã học và cấu trúc của câu chuyện của những bài trước vào sáng tác truyện (cấp độ 3).

Cô Jessica giúp cả lớp ôn lại kiến thức cũ và hướng dẫn bài mới.

Trong bài học ngày hôm nay, lớp SF3-10 sẽ cùng nhau sáng tác một câu chuyện mới dựa vào sức sáng tạo của mình.

Yêu cầu của cô là câu chuyện phải có đủ một số lượng danh từ, tính từ, động từ và trạng từ nhất định.
Làm việc nhóm thì nên có một “group leader” (nhóm trưởng) như thế này!
Các nhóm chỉ có khoảng 30 phút để sáng tạo, sắp xếp và trình bày câu chuyện ra giấy nên các bạn phải hết sức khẩn trương và tập trung.
Sự tư vấn cách dùng từ và ngữ pháp của các giáo viên là vô cùng cần thiết để câu chuyện thêm mạch lạc hơn.
Sau khi hoàn thành, cô giúp các bạn chỉnh sửa.
Cuối cùng, đại diện từng nhóm sẽ lên trình bày câu chuyện của mình.

Bằng khả năng ngôn ngữ của mình, mỗi nhóm một phong cách khác nhau đã tạo ra những câu chuyện rất sáng tạo, hài hước và mang “chất” riêng của mình.

Trong hoạt động tiếp theo, các nhóm sẽ bỏ đi một số từ trong câu chuyện của mình để các nhóm đoán hoặc thay thế bằng một từ khác di dỏm hơn.

Một đội ngũ “quân sư” đầy kinh nghiệm được huy động.

Lớp học hôm nay kết thúc rất vui vẻ vì những chi tiết hài hước trong câu chuyện của các nhóm để lại. Nếu có thời gian, các bạn nên luyện tập thường xuyên để nâng cao kỹ năng viết của mình nhé!

Kể chuyện: Jack và cây đậu thần

Trong bài học môn Kể chuyện tuần trước, các bạn đã được tìm hiểu về thể loại fable (ngụ ngôn) qua câu chuyện “The boy who cried wolf”. Tuần này, với chủ đề “Never lose your imagination” (Đừng bao giờ đánh mất trí tưởng tượng), chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thể loại fairy tale (thần thoại / cổ tích) qua câu chuyện “Jack and the Beanstalk” (Jack và cây đậu thần) của nước Anh.

Trong truyện ngụ ngôn, chúng ta thường nghe kể về chuyện của một người hay một vật rồi lấy đó làm bài học cho  mình. Còn truyện cổ tích thì có phần hư cấu, nhưng nó lại có sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với các bạn nhỏ.

Các bạn bắt đầu giờ học kể chuyện.

Truyện cổ tích tồn tại những nhận vật, những phép màu mà các bạn chưa bao giờ được chứng kiến. Vì vậy, khi nghe kể chuyện, mỗi bạn sẽ “vẽ” ra hình tượng các nhân vật, bối cảnh khác nhau trong trí tưởng tượng của mình. Từ đó, kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng phát triển.

Câu chuyện về cây đậu thần nổi tiếng có lẽ các bạn đã từng nghe qua nên cô Jessica đã mở đầu bằng một cách khác – Cô cho cả lớp nghe bài hát do gã khổng lỗ trình bày, nói về nhân vật chính của câu chuyện – cậu bé Jack. Cả lớp rất thích thú với bài hát này.

Thông thường, những yếu tố của một câu chuyện bao gồm: setting (nơi diễn ra sự việc), characters (các nhân vật trong câu chuyện), plot (cốt truyện / diễn biến sự việc) và solution (giải pháp).

Sau khi nghe kể chuyện xong, mỗi bạn sẽ được phát một bản của câu chuyện. Cả lớp được chia ra thành nhiều nhóm (4-5 bạn). Nhiệm vụ của các bạn là dựa trên những phân tích thuật ngữ của cô Jessica, tìm ra các yếu tố đó trong câu chuyện “Jack và cây đậu thần”.

Các nhóm bắt đầu tập trung cao độ để thực hiện nhiệm vụ.

Mức độ phức tạp của câu chuyện này so với những tuần đầu của khóa học có tăng lên một chút xíu. Hơn nữa, đây lại là một câu chuyện từ nước Anh, mà người Anh thì nổi tiếng về cách sử dụng từ ngữ vô cùng chính xác nhưng cũng không kém phần hoa mỹ. Đọc những tác phẩm văn học của Anh, mà gần gũi nhất là những câu chuyện như các bạn chường trình Summer Fun đang học đây, là cách tốt nhất để các bạn cảm thụ được ngôn ngữ một cách tự nhiên nhưng cũng không kém phần thú vị.

Cô Thủy Tiên giúp các bạn giải đáp thắc mắc.
Khi đem câu chuyện ra khai thác thì cũng “căng não” lắm, chứ không đơn giản như lúc nghe kể chuyện đâu nhé!

Sau giai đoạn luyện não, cô Jessica giúp các bạn phân tích lại và sửa chữa cho những nhóm chưa chính xác.

Để thay đổi không khí, cả lớp được tham gia một trò chơi nhỏ kiêm hoạt động ôn tập từ vựng trong câu chuyện vừa rồi. Trò chơi “Charades” – một bạn sẽ mô tả một từ bất kỳ qua hành động, các bạn còn lại sẽ đoán xem từ đó là gì.

Cô hướng dẫn cascbajn chọn lựa từ vựng sao cho “đắt” nhất.
Liệu đây có phải là hành động chặt cây đậu thần của cậu bé Jack không nhỉ?

Học kể chuyện mà chỉ ngồi một chỗ và nghe thì rất nhàm chán, vì vậy, cô Jessica luôn cố gắng thay đổi, đa dạng hóa các hoạt động trong giờ học để các bạn luôn cảm thấy mới mẻ. Qua đó, giúp các bạn tiếp thu tốt hơn.

Hoạt động tiếp theo là sử dụng các từ đã học trong bài và điền vào ô chữ .

Bây giờ, chúng  ta cùng nhau “thử giọng” một chút nhé! Hoạt động này vào cuối giờ giúp các bạn luyện tập ngữ âm. Mỗi bạn có thể sáng tạo ra phong cách của riêng mình bằng cách thay đổi tông, giọng một cách khác nhau, thể hiện một thần thái khác nhau để câu chuyện trở nên thú vị hơn.

Đoạn nào mà các nhân vật xếp chồng lên nhau vậy ta?

Ngoài giờ học ở lớp, các bạn có thể tìm đọc thêm một số câu chuyện tiếng Anh khác để luyện tập khả năng đọc hiểu và tích lũy từ vựng, cũng “bỏ túi” thêm vài câu chuyện để kể cho em nhỏ nữa chứ.

 

 

Kể chuyện: The boy who cried wolf (Cậu bé nói dối)

Những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích ngày nay không còn là niềm yêu thích của các bạn thiếu nhi nữa, thay vào đó là các trò chơi đầy màu sắc trên máy tính và iPad. Các bạn nhỏ đâu biết rằng nếu biết cách khai thác và tiếp thu một câu chuyện một cách đúng đắn, những gì các bạn thu lại được sẽ nhiều hơn cả những con chữ trong câu chuyện đó.

Trong giờ học kể chuyện hôm nay, các bạn lớp SF2-19 đã trải qua những giây phút học tập vô cùng bổ ích và thú vị cùng các cô Jessica, Jodie và cô Thủy Tiên qua câu chuyện ngụ ngôn của Hy Lạp – “The boy who cried wolf”.

Cả lớp được xem qua phiên bản hoạt hình của câu chuyện trước để nắm được nội dung. Nói vậy thôi chứ câu chuyện này đã quá quen thuộc với các bạn nhỏ Việt Nam dưới cái tên “Cậu bé nói dối” rồi! Thế nhưng, bản tiếng Anh sẽ có gì khác?

Xem hoạt hình chưa bao giờ làm cho các bạn chán cả!

Tiếp theo, mỗi bạn sẽ được phát một tờ giấy bài tập, bao gồm các nội dung chính của bài học hôm nay.

“Để xem mình phải làm những gì nào…”

Cô Jessia giảng cho cả lớp về những thuật ngữ cơ bản thường dùng khi phân tích một câu chuyện, như là: setting, characters, plottheme. Nhiệm vụ của các bạn là sẽ phân tích câu chuyện bắng cách xác định setting, characters, plot và theme.

Ghi chú lại từ vựng nè!
Cô Jessica hướng dẫn các bạn làm bài tập.
“Tụi con hoàn thành rồi cô ơi!”

Phần thú vị nhất của môn học có lẽ là thực hành. Cả lớp chia thành 3 nhóm do 3 cô hướng dẫn. Các bạn đóng vai các nhân vật trong câu chuyện và biến nó thành một vở kịch nhỏ. Để làm được điều đó, mỗi bạn cần nhớ những câu thoại của từng nhận vật.

Bạn nào sẽ đóng vai chính đây???
Những chú cừu ngoan ngoãn…
Dân làng: “Đâu, đâu? Sói đâu?”
“Cậu có biết chúng tôi có rất nhiều việc phải làm không???” Một người dân bị cậu bé lừa tức giận nói…
Ôi, sói này thì cừu nào mà sợ nhỉ?

Tập dượt được một lúc rồi, các nhóm đã sẵn sàng biểu diễn chưa?

Lúc tập tuy có vấp váp nhưng đến khi diễn thật cũng êm đẹp…
…và nghiêm túc nữa chứ!

Hoàn thành vở kịch trọn vẹn, các bạn đều rất vui. Các nhóm ra chào khán giả nào!

 

Chỉ trong gần 2 giờ đồng hồ, các bạn lớp SF2-19 đã tiếp thu được khá nhiều kiến thức rồi. Không những thế, các bạn còn được luyện tập với câu chuyện mình vừa học nữa chứ. Điều này không chỉ giúp các bạn tự tin hơn khi đứng trước nhiều người, rèn luyện khả năng nói trôi chảy, mạch lạc hơn, mà còn giúp các bạn ghi nhớ lâu hơn và thêm yêu thích đối với bộ môn này nữa.

Hẹn gặp lại các bạn nhỏ trong môn học khác nhé!