Âm nhạc: Sơ lược về nhịp điệu

“Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống”, đó là một điều hiển nhiên mà chúng ta hay nói. Tuy nhiên ngoài lợi ích về giải trí mà nó mang lại, còn điều gì khiến âm nhạc ảnh hưởng tới chúng ta nữa không? Theo nghiên cứu tâm lý học tại California (Mỹ), Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc. Hơn nữa, sự kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ sẽ giúp trẻ thoải mái hơn trong giao tiếp và phát huy tốt tính sáng tạo của trẻ. Hôm nay trong lớp Jupiter tràn ngập giai điệu, các bạn nhỏ đã được giới thiệu về nhịp điệu trong buổi học hôm nay cùng cô Ioanna và cô Ngọc Châu.

Sau khi khởi động cùng các bài hát, cô Ioanna đã đặt một số câu hỏi đơn giản như “What do they (the videos) have in common?” (Các video trên có điểm chung gì vậy nhỉ?), “What’s your favorite music?” (Các con thích loại nhạc nào?). Câu hỏi đó đã khơi lên niềm yêu thích âm nhạc sẵn có của các bé với câu trả lời hết sức phấn khởi “I like EDM”, “I like rock”,…

“What’s your favorite music, boy?”

Cô chợt vỗ tay theo giai điệu ngẫu nhiên và các bé cùng vỗ tay theo nhịp. Từ hành động đó, các bé được dạy từ đầu tiên hôm nay là beat (nhịp). Các bé bắt đầu tự vỗ tay cô, nhờ vậy nắm bắt giai điệu nhanh hơn. Theo đó, các bé được học rằng tempo (tốc độ) của một bài hát có thể nhanh hay chậm, hoặc cứ giữa 2 beats sẽ có các silence (khoảng lặng) dài, ngắn khác nhau tùy thuộc vào rhythm của bài hát; nhịp đập của trái tim con người cũng tương tự như thế.

Liên hệ một chút qua sinh học, các bé biết nhịp tim cũng là một loại nhịp trong âm nhạc khi cô bảo hãy thử nghe nhịp tim/mạch của mình. Âm nhạc khắp mọi nơi, kì diệu ghê!

Các bạn đặt thử ngón tay lên cổ tay để cảm nhận được mạch đập nhé, đây cũng là “beat” đấy!

Để giúp cả lớp ôn lại các từ vựng trên, cô  Ioanna đã tổ chức cuộc thi vẽ và viết tên nốt nhạc với sự tham gia của hai đội: Unicorn (gồm các bạn gái dễ thương) và  đội Mozart (gồm các bạn nam nhanh nhẹn).

Ngoài ra, cả lớp còn được cùng cô Ioanna tham gia hoạt động giới thiệu bản thân của mình theo giai điệu nữa. Các bạn cùng nhau ngồi thành một vòng tròn lớn rồi lần lượt hô vang tên từng người cho đến hết vòng tròn. Các bé đã có những giây phút thoải mái hoà đồng củng các bạn khác qua cách giới thiệu tên mình trong bài hát vè như vậy đấy.

“I can say my name, hurra!!!”

Để củng cố lại bài học, cô phát cho các bạn worksheet ôn lại các nốt nhạc. Các bạn đã hoàn thành nó thật nhanh vì đã nhớ kiến thức. Sau đó cô còn hướng dẫn thêm cho các bạn một  bài hát tiếng Anh để các bé ghi nhớ quãng 8 Đồ Rê Mi.

Cô hướng dẫn một bạn nam hoàn thành phần củng cố kiến thức.

Bài học kết thúc bằng một cuộc trò chuyện thân mật giữa cô và cả lớp về khả năng chơi nhạc cụ của các bạn nhỏ. Các bạn nhỏ của chúng ta tài năng lắm nhé, rất nhiều bạ khoe với cô rằng mình có thể chơi được piano, guitar và thậm chí là đàn tranh nữa cơ đấy!

“Con nghĩ đàn tranh phải đánh như vầy nè cô ơi…”

Nhịp điệu bài Mountain King từ chậm đến nhanh cuối buổi học với minh hoạ dễ thương từ video trên lớp. Vỗ tay theo nhịp là một cách thể hiện cảm thụ âm nhạc hiệu quả , và qua đó các bé đã hoàn thành bài học về Musical beats của mình.

 

Âm nhạc: Trống lắc

Học âm nhạc không chỉ đơn thuần là học hát, học nhảy mà còn là tìm hiểu những khía cạnh khác nữa, bao gồm những công cụ tạo ra âm nhạc (hay còn gọi là nhạc cụ).

Hôm nay, lớp SF1-24 đã mở màn cho một tuần đầy sôi động bằng những giai điệu giòn giã phát ra từ những chiếc trống lắc mà các bạn ấy đã tự tay làm, dưới sự hướng dẫn của cô Anastasia và thầy Anh Nhân.

Cô Ana thu hút sự chú ý của cả lớp trước khi giới thiệu về nhạc cụ mà các bạn sẽ được học hôm nay.

Trống lắc (noisemaker) là một loại nhạc cụ cầm tay cũng tương tự như maraca vậy. Chúng thường được sử dụng trong các bữa tiệc hoặc trong các bài hát vui tươi nhằm tăng thêm nhịp điệu rộn rã cho bài hát.

Cả lớp chú ý lắng nghe sơ lược về cấu tạo chiếc trống lắc.

Trống lắc được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như gỗ, kim loại, Bên trong có chứa sỏi, các loại hạt hoặc cát để tạo ra âm thanh. Nhưng trong chương trình Summer Fun, chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra chiếc trống lắc bé xinh bằng một loại nguyên liệu vô cùng thân thuộc – chiếc ly giấy!

“Bạn nào cho cô biết tụi con thường dùng ly giấy để làm gì nè?”

Thay vì vì vứt ly giấy đi sau khi dùng, sử dụng ly giấy trong bài học này giúp các bạn nhỏ ý thức được việc tái sử dụng các đồ vật xung quanh mình, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Cô bắt đầu hướng dẫn cách làm.

Mỗi bạn sẽ được phát 2 cái ly giấy. Các bạn sẽ bắt đầu bằng việc trang trí những hình ảnh, họa tiết mà mình yêu thích lên đó…

Tiếp đến là cho một ít hạt đậu vào rồi úp 2 miện ly vào nhau, dán lại. Vậy là xong rồi đó!
Cả lớp cùng làm nhé!
Các bạn nhỏ được cô hướng dẫn tận tình…
…còn thầy Nhân thì hỗ trợ các bạn dán ly lại với nhau.

Không mất quá nhiều thời gian để hoàn thành trống lắc nhỉ, vì loại nhạc cụ này khá là đơn giản và nhỏ gọn.

Phần thú vị và quan trọng nhất của bài học này tất nhiên là cách sử dụng cái trống lắc rồi. Cả lớp đã sẵn sàng chưa???

Các bạn nhở được cô hướng dẫn dùng trống lắc để chơi một bài hát vô cùng đình đám  – “We will rock you”.

Chỉ tập qua một lượt thôi là bạn nào cũng có  thể chơi từ đầu đến cuối bài rồi. Quá thích thú, cả lớp còn xin thầy cô tua lại bài hát một lần nữa để các bạn gõ trống theo. Đến đoạn cao trào nhất của bài hát (cũng là đoạn tương đối đơn giản), cả lớp cùng hát to: “We will… We will… ROCK YOU!!!”, nghe cực kỳ hoành tráng luôn.

Ứng dụng của trống lắc không chỉ có vậy. Sang hoạt động tiếp theo, cô Anna và cả lớp cùng nhau dùng trống lắc để giả tiếng mưa và âm thanh từ các loài động vật. Các bạn sẽ thử đoán xem đó là âm thanh phát ra từ loài động vật nào!

“Các bạn phải thật im lặng mới nghe được nhé! Nếu không thì mình không làm đâu.”
(Giữ lớp trật tự giùm cô nữa cơ!)

Sau này, nếu các bạn có diễn kịch thì có thể sử dụng trống này để “lồng tiếng” cho rắn đuôi chuông chẳng hạn nè. Ở nhà, nhớ đừng đem ra giả tiếng mưa khi mẹ đang phơi quần áo nhé, mẹ sẽ tưởng là mưa thật đấy!

Cuối cùng, cô và các bạn đã “kết show” ngày hôm nay bằng một điệu nhảy tập thể vui nhộn có sử dụng trống lắc.

Về nhà, các bạn nhỏ có thể bật bài hát “We will rock you” lên và mở show trình diễn gõ trống lắc chỉ-dành-riêng-cho-bố mẹ, xem như là ôn bài luôn. Nhưng cũng cần lưu ý là không nên sử dụng nhạc cụ này vào giờ nghỉ trưa hay tối muộn nhé, sẽ làm ảnh hưởng đến những người khác đấy!

Chúc các bạn nhỏ “ôn bài” vui vẻ!

Âm nhạc: Vũ điệu Châu Phi

Với mục tiêu giúp các bạn nhỏ của chương trình Summer Fun 2017 trở thành “công dân toàn cầu”, các môn học luôn hướng đến việc tìm hiểu nền văn hóa đa dạng của các quốc gia trên thế giới. Trong giờ âm nhạc của cô Samantha và cô Thiên Duyên ngày hôm nay, các bạn nhỏ lớp SF1-22 đã có dịp tiếp cận với giai điệu của Châu Phi hoang dã.

Mới sáng sớm, sợ các bạn vẫn còn buồn ngủ nên cô đã bật một bài hát vô cùng dễ thương để các bạn vừa nghe vừa vỗ tay theo nhằm thu hút sự chú ý vào bài học.

Nhưng trước hết, các bạn cần phải biết Châu Phi nằm ở đâu đã. Cô Samantha đặt câu hỏi để xem có ai biết Châu Phi ở đâu không, đáng tiếc là chưa bạn nào trả lời được. Ấy vậy mà khi nhắc đến bộ phim hoạt hình nổi tiếng Madagasca – thuộc Châu Phi, là các bạn giơ tay rào rào…

Xăn tay áo lên chỉ Châu Phi cho cô nè!

Không những thế, chúng ta cũng cần hiểu đôi nét về Châu Phi nữa chứ! Các bạn được xem một video clip giới thiệu về cảnh quan nơi này. Bạn nào đã từng xem Madagasca chắc hẳn không còn xa lạ gì nữa.

Các loại hình nghệ thuật từ “lục địa đen” được xem là đa văn hóa và vô cùng năng động. Hôm nay, các bạn nhỏ sẽ vừa được vận động, vừa học cách cảm thục âm nhạc thông qua một vài động tác nhảy cơ bản đặc trưng của người dân nơi đây.

Trước tiên phải khởi động đã!

Điệu nhảy mà các bạn được học ngày hôm nay có tên vô cùng dễ thương – “Điệu nhảy đồng hồ”. Cô Samantha gọi như vậy cho các bạn dễ nhớ, vì khi thực hiện các động tác, chúng ta sẽ phải tưởng tượng ra có một cái đồng hồ dưới chân. Lúc đó, từ tâm của đồng hồ, các bạn sẽ di chuyển lên trước, về sau, hay sang phải, sang trái…

Lùi về sau, hướng 6 giờ nào!
Có mấy bạn nam lắc hông còn điệu nghệ hơn các bạn nữ nữa ấy chứ! Học hỏi các bạn ấy nhé!
Phút giải lao… Nằm ra sàn luôn!
Một chút ngẫu hứng…
Mình cũng có skill của mình nhé!

Sau khi nghỉ giảo lao xong, “hiệp 2” bắt đầu…

Một bạn nữ khi nãy còn “chưa tỉnh mộng” thì bây giờ đã bị cuốn vào, ôm cả gối lên nhảy. Không những thế, còn lên… “cầm đầu” nữa!!!

Sau buổi học hôm nay, các bạn nhỏ lớp SF1-22 không những được khám phá về Châu Phi, cảm nhận được nhịp điệu của âm nhạc, mà còn phản xạ nhanh hơn khi gặp các từ chỉ phương hướng. Mong là trong các bài học sau, các bạn tiếp tục nhiệt tình học tập như thế nhé!

“Bài nữa đi cô ơi!!!”