Thủ công & Nghệ thuật: Gậy cầu mưa (Úc)

Úc được biết đến là lục địa nhỏ nhất nhưng lại nằm trong top 6 các quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Vì trải dài trên diện tích rộng nên nước Úc có khí hậu và phong cảnh vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, những vùng đất hoang mạc hay bán hoang mạc khô cằn, hẻo lánh (còn gọi là outback) lại phổ biến hơn cả. Chính vì vậy, người dân bản địa Úc đã sáng tạo ra rainstick – gậy cầu mưa với hy vọng âm thanh phát ra từ vật này sẽ mang mưa về cho vùng đất của họ.

Cô Emily giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của gậy cầu mưa. Đồng thời, cô cũng ghi chú lại cho các bạn lớp SF2-20 các từ vựng liên quan.

Ban đầu, gậy cầu mưa được tại ra từ vỏ những cây xương rồng khô – một “đặc sản” ở những vùng hoang mạc nước Úc. Về sau, người dân bản địa nơi đây đã sử dụng nguyên liệu khác như gỗ để thay thế, đồng thời, vẽ lên đó những hình ảnh, họa tiết đẹp mắt để trang trí.

Ở đây không có vỏ cây xương rồng khô nên cô dùng tạm ống giấy để làm mẫu cho các bạn vậy.

Bên trong thường được bỏ sỏi vào và bịt 2 đầu lại, khi nghiêng gậy thì sỏi từ đầu này chạy sang đầu kia của gậy. Trong quá trình di chuyển, chúng va vào nhau, va vào thành ống, tạo ra âm thanh giống hệt như tiếng mưa rơi.

Cả lớp nhắm mắt lại và nghe thử âm thanh này nhé!

Bây giờ, cả lớp hãy cùng nhau bắt tay vào làm thử gậy cầu mưa nào!

Cả lớp được chia thành 4 nhóm. Mỗi ngày, các bạn đều được các thầy, cô giáo chia nhóm theo một cách khác nhau để các bạn có cơ hội tiếp xúc, làm việc nhóm với các bạn khác nhau, giúp hiểu rõ nhau hơn.

Các bạn nhớ phải chia sẻ màu với nhau nhé!

Dù các bạn có thể tự làm riêng lẻ nhưng tại Trung tâm SEAMEO RETRAC, trong tất cả các môn học, các bạn được khuyến khích làm việc theo nhóm để mỗi bạn học được cách chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

Các bạn trang trí lên gậy cầu mưa những hình ảnh ngộ nghĩnh, dễ thương mà mình thích.
Cũng có bạn sử dụng một nghệ thuật của người bản địa Úc (Arboriginal art) là Dot Painting – tạo ra hoa văn, hình vẽ từ những chấm tròn cho… đúng bộ.
Các bạn sẽ được cô giúp cho sỏi vào và bịt 2 đầu ống lại.
Xong rồi, đẹp ghê! Công nhận mình cũng có hoa tay chứ nhỉ!
Chúng ta phải nghiêng qua, nghiêng lại từ từ như vậy thôi nè…
Sau kh icasc bạn đều hoàn thành tác phẩm của mình, cô Emily hướng dẫn cả lớp cùng nhau tạo ra một “cơn mưa” ngay trong lớp học.

Cô cũng ôn lại những từ vựng trong phần đầu của buổi học trước khi các bạn háo hức đem sản phẩm về khoe với bố mẹ.

Một số sản phẩm đầy màu sắc của các bạn lớp SF2-20.

Thủ công & Nghệ thuật: Quạt giấy Trung Hoa

Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Cũng chính vì vậy mà có không ít đồ vật trong văn hóa Trung Hoa đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Quạt giấy là một ví dụ.

Hôm nay, thông qua giờ học Thủ công & Nghệ thuật của cô Emily và cô Ngọc Châu, lớp SF3-10 đã có cơ hội hiểu thêm những nét đặc trưng về nền văn hóa của nước bạn.

Quạt giấy thường được sử dụng nhiều trong ngày Tết của Trung Quốc. Do đó, các từ khóa quan trọng liên quan lần lượt được các bạn trong lớp kể ra qua lời gợi ý của cô Emily. Khác với cấp độ nhỏ, các anh chị lớn của chúng ta sẽ giải thích tất cả những từ khóa đó bằng tiếng Anh theo cách hiểu của mình. Như vậy, các bạn có cơ hội luyện tập các diễn đạt một cách trôi chảy hơn.

Cô Emily cung cấp một số thông tin cơ bản về chiếc quạt giấy.

Ngay sau đó, một vài câu đố được cô đưa ra để thử thách các bạn. Tưởng dễ là nhầm to đấy nhé. Ví dụ như cô cho từ “flower”, thì trong 2 hình hiện lên trên bảng, đâu là flower? Chuyện nhỏ phải không nào? Nhưng phần khó nhai nhất chính là hãy đinh nghĩa từ đó để chứng mình rằng hình bạn vừa chọn là đáp án chính xác! Một câu hỏi quan trọng nhưng cũng thú vị không kém: “Hình tròn của cái quạt tượng trưng cho điều gì?”

Có vẻ như câu hỏi khó không làm chùng…tay các bạn.

Trước khi chuyển sang phần thực hành, cô cho cả lớp xem một đoạn video múa quạt trong ngày Tết truyền thống của Trung Quốc.

Video múa quạt

Bắt tay vào thực hiện, mỗi bạn sẽ được chọn 3 tờ giấy màu để trang trí hoa văn lên đó. Những hoa văn, họa tiết nên thể hiệnđược nét đặc trưng của nền văn hóa Trung Hoa hoặc thể hiện được không khí của ngày Tết. Không quá khó để các bạn chọn ra: dragon, bamboo, moon, bird, flowers….

 

Cô Emily hướng dẫn qua một lượt, các bạn nắm bắt rất nhanh.

Các bạn bắt tay vào làm chiếc quạt giấy của Trung Hoa nhưng lại mang nét riêng của mình. Môn học này không chỉ giúp các bạn tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau mà còn giúp các bạn thể hiện năng khiếu, đồng thời rèn luyện tính tỉ mỉ trong từng công đoạn nữa!

Trong khi các bạn đang thiết kế, cô Emily đi xem qua và hỏi từng bạn ý nghĩa của hình vẽ đó.
Bạn này trông cứ như kỹ sư í nhỉ! Mang theo cả compa và máy tính nữa!
Cô Ngọc Châu hướng dẫn các bạn rất cẩn thận.
Cắm cúi đúng nghĩa
Cùng chia sẻ những câu chuyện thú vị qua các hình vẽ.

Sẽ mất một khoảng thời gian để keo khô hoàn toàn trước khi các bạn có thể sử dụng quạt. Vì vậy, cô Emily đã làm mẫu sẵn trước một cái rồi. Nếu lỡ bị cúp điện thì những bạn có quạt giấy trong tay có thể thoát nóng rồi nhỉ, quá tiện luôn!

Thành phẩm.
“Cô quạt thử cho nhé… mát không?”

Nếu bạn nào có em nhỏ, có thể hướng dẫn các em làm quạt giấy nhiều màu sắc, các em sẽ rất thích đấy!