Hoạt động ngoại khóa tuần 3: Hội chợ khoa học

Nếu như trong 2 tuần đầu tiên của khóa học, hoạt động ngoại khóa là nhưng chuyến đi ra bên ngoài để tìm hiểu môi trường và xã hội xung quanh thì trong tuần thứ 3, các bạn nhỏ của chương trình Summer Fun sẽ được tham gia một hoạt động ngoại khóa cũng thú vị không kém ngay tại sân trường, đó chính là Science Fair – Hội chợ khoa học! Mô hình hội chợ hiện tại vẫn chưa phổ biến lắm đối với học sinh Việt Nam, nhưng thực chất đã được tổ chức từ các lớp cấp tiểu học ở các nước giáo dục tiên tiến trên thế giới, điển hình là Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Nga, Nhật,… Với mục đích khơi dậy niềm say mê học tập và khám phá, góp phần khai thác óc sáng tạo trong trẻ, Science Fair chính thức bắt đầu. Continue reading “Hoạt động ngoại khóa tuần 3: Hội chợ khoa học”

Khoa học: Khí quyển Trái đất

Trải nghiệm khám phá khoa học đối với trẻ em luôn chứa đựng những điều lí thú và bất ngờ. Khoa học không chỉ giúp các các bạn nhỏ có thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn tạo cơ hội để các bạn phát triển tư duy và nhận thức một cách toàn diện. Trong tiết học về khoa học đầu tiên của chương trình hè Summer Fun 2018, thầy George và cô Dung đã cùng lớp Neptune tìm hiểu về các tầng khí quyển Trái Đất. Nghe thôi là đã thấy thú vị rồi đúng không nào? Chúng ta hãy cùng xem các bạn học được những gì nhé!

Khoan đã, chắc hẳn có nhiều người đang thắc mắc về cái tên Neptune của lớp học. Neptune (sao Hải Vương) là một trong những hành tinh của Mặt Trời. Với chủ đề STEM English xuyên suốt khóa học, trung tâm đã đặt tên lớp cho các bạn nhỏ dựa theo tên của các hành tinh. Hy vọng những cái tên đặc biệt này sẽ giúp các bạn yêu thích khoa học hơn. Còn giờ thì vào bài học thôi!!!

Các bạn được xem video về các tầng khí quyển, có bạn còn cẩn thận ghi chép lại, vừa có được thông tin cần thiết, vừa được rèn luyện kỹ năng nghe!

Sau khi cho các bạn xem video giới thiệu về bài học, thầy George đã đi vào chi tiết đặc điểm từng tầng khí quyển, bao gồm những hoạt động về không khí diễn ra tại đây cũng như độ cao của chúng. Tầng khí quyển Trái Đất gồm 5 tầng: Troposphere (tầng đối lưu), Stratosphere (tầng bình lưu), Mesosphere (tầng trung lưu), Thermosphere (tầng điện li) và Exophere (tẩng ngoài). Từ vựng và bài học mới này nghe có vẻ khó, nhưng thầy George sẽ có cách làm chúng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Cách gì vậy nhỉ???

Bí kíp tới đây! Nhận ngay nào!
Nhận “bí kíp” xong, thầy còn nhắc lại một lần nữa để chắc chắn rằng các bạn đều nắm được kiến thức.

Để kiểm tra lại xem những gì thầy vừa nói cả lớp tiếp thu được bao nhiêu, thầy đã tổ chức một trò chơi khá là hoàng tráng. Điều đặc biệt trong trò chơi này là cả lớp được sử dụng thiết bị di động để tham gia. Ôi chao, thầy thật là tâm lý quá, khi đi học toàn bị người lớn cấm dùng điện thoại trong giờ học thôi. Thầy cho dùng như thế, vừa giúp tâm lý các bạn thoải mái hơn, vừa theo sát được chủ đề của chương trình (science & technology).

Từ máy tính xách tay…
…đến điện thoại di động, đều được tận dụng hết cỡ để hỗ trợ các bạn trong việc tiếp thu kiến thức.
Điều này làm cho các bạn tuổi teen cực kỳ hào hứng.

Cuối buổi học, thầy George yêu cầu các bạn vẽ lại độ cao, nhiệt độ của các tầng khí quyển và ghi lại tên của từng tầng sao cho chính xác, đồng thời cũng là cách giúp các bạn khái quát lại những kiến thức từ đầu buổi học đến giờ.

Các hoạt động ngày hôm nay, từ đầu buổi đến cuối buổi, từ hoạt động dành cho các nhân hay nhóm đều làm cho các bạn cảm thấy việc tiếp thu thông tin của bài học nhanh và dễ dàng hơn.

Nếu bạn nào chưa kịp làm xong thì cố gắng về nhà hoàn thành nốt nhé! Hy vọng các bạn đã có quãng thời gian vui và bổ ích trong giờ học môn Khoa học cùng thầy George và cô Dung. Hẹn gặp lại các bạn nhé!