Hoạt động ngoại khóa tuần 4 – Hội chợ khoa học

Đến với hoạt động ngoại khóa tuần thứ 4, các em học sinh của chương trình Summer Fun 2019 đã được tiếp xúc với những hoạt động, thí nghiệm khoa học vô cùng thú vị. Trong đó, có hoạt động/thí nghiệm là ứng dụng của các bài học ở lớp; có hoạt động/thí nghiệm được thực hiện nhằm giúp các em giải thích được một số hiện tường vật lý/hóa học trong cuộc sống thường ngày; và cũng có hoạt động/thí nghiệm rất mới, rất lạ để các em được mở rộng kiến thức của mình về thế giới xung quanh, từ đó phát huy óc sáng tạo, ứng dụng khoa học vào cuộc sống.

Hội chợ Khoa học lần này không những cung cấp thêm cho các em học sinh kiến thức bổ ích về khoa học tự nhiên mà còn tạo thêm cho các em niềm vui thích học tiếng Anh thông qua các hoạt động.

Making Slime

Slime được biết đến là một loại chất dẻo được sử dụng để vệ sinh bàn phím, nhưng trong những năm gần đây, nó lại trở thành một món đồ chơi khá “hot” trong giới học sinh.

Hoạt động làm Slime được cô Kaitlyn hướng dẫn, giúp các bạn nhỏ tạo ra được Slime yêu thích của mình để “xả stress” mà không lo độc hại như mua ở vỉa hè trường học nha!

“Của con sắp được rồi nè, cố thêm chút xíu nữa nha!”
“Chắc mình phải làm thêm chút nữa…..”
“Yeah…tối nay về nhà có slime chời rồi!”
Slime không “chừa” độ tuổi nào cả! 🙂

Balloon Boats

Trong hoạt động tạo ra những con tàu chạy bằng động cơ…bong bóng này, các bạn được liên hệ đến bài học về “air pressure” (áp suất không khí) đã được học ở lớp.

Khi thổi bong bóng, chúng ta đã làm cho áp suất bên trong lớn hơn mô trường bên ngoài. Vì vậy, khi thả tàu xuống nước, không khí bên trong bong bóng sẽ được đẩy ra ngoài, làm tàu của chúng ta di chuyển đấy!

Đầu tiên cần chuẩn bị thân tàu…
Sau đó, gắn bong bóng vào và thổi lên…
Và cuối cùng là… hạ thủy nào!
Các anh chị lớn thì sau khi cho tàu chạy thử sẽ nghiên cứu cải tiến để tàu chạy nhanh hơn, hay còn gọi là…”độ tàu” 😉

Magical Fume

“Khói ma thuật” có lẽ là thí nghiệm thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bạn bởi cái tên quá là…cổ tích của nó.

Sự chuyển từ trạng thái rắng sang lỏng thì gọi là tan chảy, lỏng sang khí thì gọi là bay hơi. Vậy từ rắn sang khí thì gọi là gì nhỉ??? Đó là sublimation (thăng hoa) nha!

Thầy “phù thủy” Alex đã dùng nước đá khô để thực hiện thí nghiệm này. Khỏi phải nói, các bạn mê đến mức nhìn không chớp mắt luôn í!

Thầy Alex giới thiệu về thí nghiệm
Các bạn quan sát hiện tượng…
…và bắt tay vào thực hiện
“Trời ơi sướng quá, cứ như là trong phim có phù thủy vậy, hehe…”

Lava Lamp 

Lava Lamp là một loại đèn trang trí được phát minh vào năm 1963 bởi Edward Walker. Đây là một ứng dụng của sự đối lưu của các chất có trọng lượng riêng khác nhau, từ đó tạo nên sự luân chuyển huyền bí và đẹp mắt. Ở đây chúng mình có thể tạo các tầng đối lưu của nước màu, và dầu ăn, có thể thêm chút kim tuyến để trông có vẻ huyền ảo hơn nha! Sau khi làm xong chúng mình có để đem về nhà để trang trí cho không gian gia đình.

Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của đèn lava.
Xem “hàng mẫu” trước để lấy động lực nè!
Cô Lori hướng dẫn thực hiện
Hoàn thành!!!

Making Snow

Không cần đợi đến mùa đông mới có tuyết nha… Trong thì nghiệm này của cô Kayla và cô Hoàng Thủy, chúng mình được biết đến một loại chất hút nước và biến nước từ dạng lỏng thành dạng sệt. Chất này khá phổ biến trong các ngành công nghiệp như thực phẩm, may mặc… Các cô đã giúp chúng mình làm tuyết nhân tạo và biết về sự hấp thụ nước của một số chất đấy. Vậy các bạn có nhớ tên của chất hút ẩm đó không?

“Nhớ các thành phần cho kỹ con nhé!”
“Và đừng quên tỷ lệ các thành phần nữa”
Bạn đầu toàn là nước, vậy mà giờ hết sạch nước luộn, lạ chưa?
Không những có sản phẩm để quan sát, tụi mình còn thu được vô số kiến thức bổ ích nữa nha!

Making Rain

Đây là thí nghiệm của thầy Tai Hong nhằm giúp cho các bạn hình dung rõ hơn về sự hình thành mưa từ trên mây. Thầy đã dùng kem cạo râu để mô phỏng những đám mây và những giọt màu xanh làm hơi nước trong mây để các bạn quan sát được dễ dàng hơn.

Thầy giải thích hiện tượng phải gọi là kỹ không còn chỗ để chê luôn.
Thầy còn hỏi lại để đảm bảo là các bạn đã chú ý lắng nghe trước khi bắt tay vào thực hiện nữa
Tới lượt tụi mình rồi
Wow… mưa thiệt mà xanh vậy chắc tụi mình thành xì trum luôn quá!

Volcano Eruption

“Núi lửa phun trào” là thí nghiệm thể hiện phản ứng của baking soda và giấm. Khi trộn với nhau, chúng sẽ tpharn ứng mạnh mẽ, tạo ra khí CO2 nhiều đến nỗi trào cả ra ly. Thêm 1 vài giọt màu thực phẩm vào nữa là nhìn giống y hệt dung nham núi lửa.

Hoạt động này được tổ chức bởi 2 khách mời đặc biệt của chương trình Summer Fun là cô Emily và cô Madeline đến từ Canada.

Chuẩn bị có những đợt núi lửa phun trào liên tiếp rồi đây
Các cô đang “châm ngòi”…
Núi lửa của tụi mình đẫ hoạt động tốt như mong đợi luôn nha!

Tại nhà, các bạn nhỏ có thể tham khảo thêm một số thí nghiệm khoa học giành cho trẻ em để thực hiện và tiếp thu được nhiều tri thức mới nha!