Khoa học: Các lớp động vật

Trẻ em luôn hiếu động và háo hức với thế giới xung quanh. Các bé không ngừng đặt ra những câu hỏi để làm thỏa mãn sự tò mò của mình. Vì vậy hoạt động khám phá khoa học có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ tích cực học hỏi và hình thành củng cố tri thức cơ bản về mọi mặt. Bài học về quần xã sinh vật và các lớp động vật mà cô Ethel và cô Thanh Thủy mang đến cho lớp Earth hôm nay chứa đựng những kiến thức vô cùng bổ ích, kèm theo đó là thông điệp ý nghĩa. Không những vậy, với tiêu chí “chơi mà học, học mà chơi”, các cô đã biến tiết học sinh học trở nên sôi nổi và hứng khởi hơn bao giờ hết! Continue reading “Khoa học: Các lớp động vật”

Khoa học: Lá và choromatography (sắc ký)

Trong bài học ngày hôm nay, lớp Uranus được tiếp cận với một kiến thức mới trong lĩnh vực sinh học. Nhắc đến môn học này, nhiều bạn nhỏ tỏ ra ngán ngẩm, nhưng trong chương trình Summer Funthi đó lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nếu như những tiết học trên lớp thông thường quá nhàm chán và quen thuộc với các bài học lý thuyết khô khan, vô vị, thậm chí có phần khó hiểu, thì ở đây, chưa bao giờ sinh học lại là một môn đầy thú vị và tràn ngập sắc màu đến như thế.

Mở đầu bài học không phải là phần lý thuyết mà chỉ là lặp lại một số thông tin mà các bạn Uranus đã nắm được để dễ mường tượng về nội dung bài học ngày hôm nay thôi – chúng ta sẽ nói về 1 khía cạnh nhỏ của chiếc lá nhé!

Để tạo không gian rộng rãi, thoải mái cho hoạt động chính của bài học ngày hôm nay, cả lớp đã tự ý thức xếp ghế sát vào tường và thành lập nhóm 3-4 bạn.

Thầy George hướng dẫn các bạn rất cặn kẽ về chromatography – nói một cách dễ hiểu là một cách để chúng ta trích xuất được màu sắc của lá cây mà thuật ngữ khoa học gọi là sắc ký.

Thầy George đang hướng dẫn và theo sát xem các bạn có làm theo đúng như yêu cầu hay không.

Trước hết, chúng ta cắt lá cây bỏ vào ly sao cho  không quá to , cũng không quá nhỏ nhưng vẫn đủ để chlorophyll (diệp lục) tiết ra. Đối với những nguyên liệu quan trọng như cồn nhằm giữ diệp lục ở các trạng thái màu sắc khác nhau, thầy thận trọng đến từng nhóm phân chia cũng như hướng dẫn các nhóm cho một lượng cồn cần thiết tương ứng với mỗi lượng lá cây vào ly.

Có một chi tiết nhỏ ở đây mà các bạn thắc mắc, đó chính là tại sao thầy lại muốn dùng que đè lưỡi để khuấy, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng một que nhựa nhỏ gọn hơn chẳng hạn? Sở dĩ thầy dung que đè lưỡi vì những công dụng sau đây:  Thứ nhất: thành công trong việc thu hút sự hào hứng của các bạn nhỏ, đồng thời làm giảm nỗi sợ loại dụng cụ này vì ngoài bác sĩ ra chính trẻ là người trực tiếp sử dụng ngay tại lớp học thân thuộc. Thứ hai, với thiết kế to và bằng bột cây, dụng cụ này vừa dễ để khuấy, trộn đều diệp lục trong lá với cồn, vừa thân thiện với môi trường cho việc thu dọn sau thí nghiệm.

Công đoạn tiếp theo cần sự tỉ mỉ đây: cắt giấy thí nghiệm. Thay vì giáo viên hướng dẫn trước, học trò làm theo sau, thì thầy George lại thể hiện phương pháp giảng dạy tiến bộ khi yêu cầu lớp vừa nghe giảng, vừa cùng lúc cắt giấy để tiết kiệm thời gian và nắm bắt tốc độ theo kịp bài của học sinh. Sau đó thầy vẫn phải đi kiểm tra độ rộng của mảnh giấy nhưng nhìn chung, cả lớp đã hoàn thành phần cắt giấy rất tốt, đúng theo theo yêu cầu của bài. Phần giấy cắt ra sẽ được đặt nhẹ nhàng vào ly sao cho chỉ một phần nhỏ tiếp xúc với cồn ở đáy ly để thấm sắc tố diệp lục.

Các bạn tập trung nhìn kỹ thầy làm mẫu nè!
Cẩn thận khi đặt giấy vào nhé!

Muốn biết kết quả thí nghiệm phải chờ ít nhất là 30 phút, khó mà bắt các bạn nhỏ kiên nhẫn chờ lâu như vậy. Nắm bắt được tính hiếu kỳ của trẻ, thầy George và cô Kim Dung  đã chuẩn bị sẵn mẫu vật ở nhà với thành phẩm đầy màu sắc  cho cả lớp xem. Ai cũng hào hứng và hi vọng kết quả thí nghiệm của nhóm mình cũng được đầy sắc màu như thầy.

Thí nghiệm của nhóm “Harry the Pro”
Nóng ruột quá đây mà…

Cùng nhìn lại nội dung bài học hôm nay nào: Thí nghiệm mà các bạn lớp Uranus vừa làm gọi là Leaf Chromatology (hay phép ghi sắc lá cây). Các màu sắc của Chlorophyll (diệp lục) theo thí nghiệm sẽ cho ra các kết quả màu khác nhau như bluish green color (xanh lá cây pha xanh dương) hay yellowish green color (xanh lá cây pha vàng). Sự khác nhau này nhằm củng cố thuật ngữ Carotenoid-một họ gồm khoảng 600 sắc tố thực vật khác nhau. Như vậy, trong giờ học khoa học hôm nay, cả lớp được học về Xanthophyllis (Thực vật học), mở đầu cho bài học có liên quan đến Photosynthesis (sự quang hợp) những buổi tiếp theo.

Cả lớp cùng nghe thầy tổng kết lại bài học.

Khi giờ học kết thúc, điều thú vị là các bạn đều được mang thành phẩm về để quan sát. Sau buổi học ngày hôm nay, chắc hẳn các bạn sé không còn cảm thấy lo lắng về môn học khó nhằn này nữa rồi nhé. Trước khi ra về, cùng thu dọn lớp học cho sạch sẽ nào!

Khoa học: Khí quyển Trái đất

Trải nghiệm khám phá khoa học đối với trẻ em luôn chứa đựng những điều lí thú và bất ngờ. Khoa học không chỉ giúp các các bạn nhỏ có thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn tạo cơ hội để các bạn phát triển tư duy và nhận thức một cách toàn diện. Trong tiết học về khoa học đầu tiên của chương trình hè Summer Fun 2018, thầy George và cô Dung đã cùng lớp Neptune tìm hiểu về các tầng khí quyển Trái Đất. Nghe thôi là đã thấy thú vị rồi đúng không nào? Chúng ta hãy cùng xem các bạn học được những gì nhé!

Khoan đã, chắc hẳn có nhiều người đang thắc mắc về cái tên Neptune của lớp học. Neptune (sao Hải Vương) là một trong những hành tinh của Mặt Trời. Với chủ đề STEM English xuyên suốt khóa học, trung tâm đã đặt tên lớp cho các bạn nhỏ dựa theo tên của các hành tinh. Hy vọng những cái tên đặc biệt này sẽ giúp các bạn yêu thích khoa học hơn. Còn giờ thì vào bài học thôi!!!

Các bạn được xem video về các tầng khí quyển, có bạn còn cẩn thận ghi chép lại, vừa có được thông tin cần thiết, vừa được rèn luyện kỹ năng nghe!

Sau khi cho các bạn xem video giới thiệu về bài học, thầy George đã đi vào chi tiết đặc điểm từng tầng khí quyển, bao gồm những hoạt động về không khí diễn ra tại đây cũng như độ cao của chúng. Tầng khí quyển Trái Đất gồm 5 tầng: Troposphere (tầng đối lưu), Stratosphere (tầng bình lưu), Mesosphere (tầng trung lưu), Thermosphere (tầng điện li) và Exophere (tẩng ngoài). Từ vựng và bài học mới này nghe có vẻ khó, nhưng thầy George sẽ có cách làm chúng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Cách gì vậy nhỉ???

Bí kíp tới đây! Nhận ngay nào!
Nhận “bí kíp” xong, thầy còn nhắc lại một lần nữa để chắc chắn rằng các bạn đều nắm được kiến thức.

Để kiểm tra lại xem những gì thầy vừa nói cả lớp tiếp thu được bao nhiêu, thầy đã tổ chức một trò chơi khá là hoàng tráng. Điều đặc biệt trong trò chơi này là cả lớp được sử dụng thiết bị di động để tham gia. Ôi chao, thầy thật là tâm lý quá, khi đi học toàn bị người lớn cấm dùng điện thoại trong giờ học thôi. Thầy cho dùng như thế, vừa giúp tâm lý các bạn thoải mái hơn, vừa theo sát được chủ đề của chương trình (science & technology).

Từ máy tính xách tay…
…đến điện thoại di động, đều được tận dụng hết cỡ để hỗ trợ các bạn trong việc tiếp thu kiến thức.
Điều này làm cho các bạn tuổi teen cực kỳ hào hứng.

Cuối buổi học, thầy George yêu cầu các bạn vẽ lại độ cao, nhiệt độ của các tầng khí quyển và ghi lại tên của từng tầng sao cho chính xác, đồng thời cũng là cách giúp các bạn khái quát lại những kiến thức từ đầu buổi học đến giờ.

Các hoạt động ngày hôm nay, từ đầu buổi đến cuối buổi, từ hoạt động dành cho các nhân hay nhóm đều làm cho các bạn cảm thấy việc tiếp thu thông tin của bài học nhanh và dễ dàng hơn.

Nếu bạn nào chưa kịp làm xong thì cố gắng về nhà hoàn thành nốt nhé! Hy vọng các bạn đã có quãng thời gian vui và bổ ích trong giờ học môn Khoa học cùng thầy George và cô Dung. Hẹn gặp lại các bạn nhé!

 

Khoa học: Lực ma sát

Đối với các bạn nhỏ, những hiện tượng trong tự nhiên luôn là một điều gì đó rất thần kỳ.  Vì vậy đối với các bạn cấp độ 1 của chương trình Summer Fun, môn khoa học luôn gây được sự thu hút mãnh liệt.

Trong bài học môn khoa học tuần này, lớp SF1-22 đã được tìm hiểu về khái niệm “lực ma sát”. Đây là một khái niệm vẫn còn xa lạ và khá trườu tượng, nhưng hãy xem cô Vanessa và cô Mai Huyền đã dùng những “chiêu” gì để giúp các bạn hiểu được nhé!

Cô đứng như vậy, khi mang giày và không mang, khi nào dẽ dễ bị trượt hơn?

Bằng một hành động cụ thể , cô Vanessa đã “kéo” một khái niệm từ xa lạ thành gần gũi đối với cả lớp. Lực ma sát đơn giản là cản trở di chuyển hoặc làm cho chúng ta, hoặc một vật nào đó khó trượt ngã hơn hôi à.

Cô Mai Huyền mô phỏng thêm một ví dụ nữa để giúp cả lớp hiểu rõ hơn:

Trên cùng một mặt phảng nghiêng, khi thả 2 chiếc xe đồ chơi cùng một lúc, 2 xe sẽ di chuyển cùng một tốc độ nè.
Nhưng nếu trải một chiếc khăn lên một bên “đường” và cho 2 xe chạy cùng lúc, kết quả đã vô cùng rõ ràng rồi đúng không nào?

Như vậy, ở bên phía mặt phẳng có trải khăn, lực ma sát lớn hơn nè, vì lực đó cản trở chiếc xe chuyển động.

Khi đã hiểu được lực ma sát là gì, các bạn được thực hiện một thí nghiệm khác và giải thích vai trò của lực ma sát trong thí nghiệm này.

Cắm bút chì vào một chai nhựa đựng đầy gạo, vì sao khi nhấc lên, bút chì lại không bị tuột ra nhỉ?
Học môn khoa học rồi thì những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày đều giải thích được rồi nha!

Cuối bài, cả lớp được tóm tắt lại những từ vựng mà các cô đã sử dụng trong suốt quá trình giảng bài. Cô cũng đặt những câu hỏi để các bạn trả lời, ôn lại những gì vừa học được.

Các bạn ghi chép lại từ vựng trên bảng một cách cẩn thận.

Mỗi bạn còn được phát một tờ bài tập về nhà, bao gồm các tình huống liên quan đến lực ma sát mà chúng ta đã học hôm nay. Cùng với bố mẹ, các bạn nhỏ hãy thử giải thích các hiện tượng, hoặc dự đoán kết quả cho mỗi tình huống nhé!