Khoa học: Đo chỉ số BPM

Trong các hoạt động thể thao, đo chỉ số BPM là một phần không thể thiếu để tìm ra mức độ tập luyện phù hợp. Chúng ta hãy cùng đến với lớp Neptune hôm nay để cùng tìm hiểu về chỉ số BPM nhé.

BPM là viết tắt của “beats per  minute”, nghĩa là đơn vị quy ước số nhịp tim trong một phút. BPM có khá nhiều ứng dụng trong y học như chẩn đoán điều trị tăng huyết áp, và đối với thể thao, nó sẽ giúp ta xác định giới hạn hoạt động của cơ thể để dễ đặt ra mức tập luyện phù hợp.

Để ví dụ cho sự vật lộn của cơ thể khi mức độ tập thể thao quá lớn, thầy George đã nhờ một bạn trai lớp Neptune nâng một thùng tạ bằng cả hai bàn tay và bằng ba ngón tay. Hiển nhiên khi nâng thùng  bằng ba ngón tay, cơ thể của bạn gần như đổ xuống theo thùng tạ. Do đó, thầy George đã dặn chúng mình luôn phải ưu tiên làm đúng tư thế và chọn cường độ tập phù hợp. Chưa hết, chúng mình còn được xem video về những người chạy marathon ngã ra sao tại đích chạy. Đó cũng là ví dụ cho sự suy kiệt của cơ thể khi chạm giới hạn thể chất.

Bên trong thùng có 3 quả tạ nặng lắm đó nha.

Sau đó chúng mình được tập cách tính chỉ số BPM, nó đơn giản là tìm nơi mạch đập để đếm nhịp tim trong 15 giây rồi nhân cho 4 để được số nhịp tim trong một phút. Ví dụ trong 15 giây tim dập được 16 lần chúng mình sẽ có công thức: 16×4=64 (đơn vị bpm). Tuy nhiên, nhịp tim trước và sau khi hoạt động thể chất xong sẽ khác nhau nên phải tính cả hai lần trước và sau.

Đo nhịp tim bằng cổ tay

Bây giờ chúng mình sẽ tính chỉ số BPM cho bản thân. Bằng cách chạm mạnh vào bất kì vị trí cơ thể có thể đo nhịp tim như cổ, cổ tay. hay ngay tại tim trong 15 giây và nhân cho 4, chúng mình đã có được kết quả BPM trước khi luyện tập thể chất rồi đấy.

“Feel my heart”

Vậy để đo BPM sau hoạt động thể chất thì sao? Đơn giản thôi, chúng mình tập luyện thể thao rồi đo y chang như vậy. Vận động thôi nào!!!

Nể chưa…
Bạn kia làm được thì mình cũng làm được! hự hự…
Như vầy có được coi là tập tạ không?
Thầy George cũng tập rất nhiệt tình luôn nè!

Sau khi đổ mồ hôi cùng các bài vận động, chúng mình lại đo chỉ số BPM, nhưng lần này khác một chút là chúng mình sẽ không đo cho bản thân, mà là đo cho bạn bên cạnh nhé.

Thế là chúng mình đã có thể xác định giới hạn chịu đựng của cơ thể rồi đấy. Từ đó chúng mình biết lựa chọn phương pháp tập luyện thể thao phù hợp hơn để tránh cơ thể quá sức chịu đựng. Đây thật sự là một bài học hữu ích cho chúng ta.